Nhiều chủ đầu tư (CĐT) sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời thường chủ quan, không bảo trì định kỳ, dẫn đến các sự cố nghiêm trọng. Dưới đây là những lỗi phổ biến khiến hệ thống xuống cấp, giảm hiệu suất, thậm chí ngừng hoạt động:
-
Bể tấm pin không thay
-
Tấm pin bị nứt, vỡ do thời tiết, va đập hoặc lão hóa.
-
Hậu quả: Giảm công suất, chập mạch, ảnh hưởng đến toàn hệ thống.
-
CĐT thường nói: "Chỉ bể một tí thôi, để vậy chạy tạm" → Lâu ngày gây hư hỏng nặng, tốn chi phí sửa chữa cao hơn.
-
-
Chạm dây DC không xử lý
-
Dây điện bị hở, chuột cắn, oxy hóa hoặc kết nối lỏng lẻo.
-
Hậu quả: Rò rỉ điện, nguy cơ cháy nổ, inverter ngắt liên tục.
-
CĐT thường phản ứng: "Thỉnh thoảng mới bị, không sao đâu!" → Đến khi chập cháy mới tá hỏa đi sửa.
-
-
Hư chống sét (SPD) không thay
-
Thiết bị chống sét (SPD) bị hỏng sau các đợt mưa giông, sét đánh.
-
Hậu quả: Hệ thống mất bảo vệ, nguy cơ cháy inverter, hư hỏng thiết bị khi có sét.
-
CĐT thường nghĩ: "Lâu rồi không thấy sét đánh, không cần thay" → Khi bị sét, thiệt hại có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
-
Kết Quả: Hệ Thống "Chết Dần", CĐT Lại Đổ Lỗi
Khi hệ thống ngừng hoạt động hoặc hiệu suất tụt dần, nhiều CĐT không nhìn lại cách vận hành của mình mà đổ lỗi cho nhà cung cấp:
-
"Hệ thống này kém quá, lắp xong chạy được mấy năm là hỏng!"
-
"Sao không ai báo mình phải bảo trì?"
Thực tế, hệ thống điện mặt trời cần bảo dưỡng như xe máy cần thay nhớt, đổ xăng. Nếu bỏ qua các sự cố nhỏ, lâu dài sẽ dẫn đến hư hỏng nặng, tốn kém sửa chữa, thậm chí mất an toàn điện.
Giải Pháp
✅ Kiểm tra định kỳ 3-6 tháng/lần.
✅ Thay thế ngay khi phát hiện tấm pin nứt, dây điện hở, SPD hỏng.
✅ Hợp đồng bảo trì với đơn vị uy tín để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tối ưu.
Đừng để "tiếc tiền" bảo trì nhỏ → Tốn tiền sửa chữa lớn!